Bạn đang loay hoay không biết nên đăng gì để tăng tương tác trên Facebook, TikTok hay Instagram? Trong thời đại bùng nổ thông tin, việc tạo ra content viral – nội dung có khả năng lan truyền mạnh mẽ – chính là chìa khóa giúp bạn tiếp cận hàng ngàn, thậm chí hàng triệu người dùng mà không cần tốn quá nhiều chi phí quảng cáo. Dù bạn là người sáng tạo nội dung, chủ shop online hay marketer cho doanh nghiệp, hãy lưu ngay 11 ý tưởng content viral dưới đây – đơn giản, dễ triển khai nhưng mang lại hiệu quả cực cao!

11 ý tưởng content viral trên mạng xã hội
1. Storytelling cá nhân

Một câu chuyện có thật, cảm xúc thật bao giờ cũng có sự thu hút riêng. Giúp dễ dàng chạm đến cảm xúc và sự nối kết với bạn đọc. Từ đó, hiểu hơn về nhu cầu, mong muốn và nỗi niềm của khách.
Hãy chia sẻ những kỷ niệm, việc làm, trải nghiệm,… của bạn đến với người đọc. Hoặc có thể chia sẻ câu chuyện của những khách hàng thực tế (có sự cho phép từ họ). Hãy thử cách này xem, bạn sẽ nhận được kết quả đáng kinh ngạc đó!
Ví dụ:
- “Tôi từng nghỉ học một thời gian dài vì chán học, nhưng sau đó quay trở lại học và thi đỗ trường top”
- “Tôi đã bị lạc mất chú cún của mình khi dắt bé đi dạo”
2. Nội dung dạng Before – After
Thị giác là yếu tố cực mạnh để tăng độ viral. Việc so sánh hình ảnh hoặc kết quả dạng “trước và sau” luôn mang đến cho người đọc sự bất ngờ. Sự thay đổi lớn sau quá trình sử dụng sản phẩm hay một phương pháp luôn thu hút được sự chú ý.
Nhưng vấn đề là nội dung hình ảnh phải phản ánh kết quả thật sự của quá trình, chứ không phải thông qua chỉnh sửa, cắt ghép. Làm như vậy không những mất niềm tin nơi người đọc, mà còn giảm độ uy tín thương hiệu. Điều này ảnh hưởng xấu đến doanh số doanh nghiệp hay cửa hàng của bạn.
Ví dụ:
- Hình ảnh trước và sau giảm cân
- Hình ảnh trước và sau khi dùng tăm nước
- Hình ảnh trước và sau khi niềng răng
3. Mini game – Give away

Một trong những hình thức tạo content viral nhất là tổ chức trò chơi, tặng quà. Đây là cách vừa tăng tương tác, vừa tăng lượt theo dõi mới.
Bí quyết thành công của dạng content này là: luật chơi đưa ra đơn giản, quà hấp dẫn (đúng gu khách hàng), giới hạn thời gian. Dù những chương trình này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, nhưng hiệu quả mang lại là rõ rệt. Phù hợp với mọi ngành hàng.
Ví dụ:
- Trả lời quiz trúng voucher 50%
- Tặng kem chống nắng Loreal cho 100 khách hàng may mắn
4. Nội dung “bóc phốt ngược” hoặc bắt trend hài hước
Content bắt trend luôn dễ viral. Sáng tạo ra những nội dung hài hước, theo trend nhưng cần đảm bảo chất riêng. Một số nội dung “bóc phốt ngược” hoặc châm biếm nhẹ nhàng sẽ tạo ra làn sóng bình luận và chia sẻ.
Ngày nay, các nhãn hàng thường tận dụng các meme để thêm vào video của mình. Việc làm này vừa khiến video trở nên hài hước, vừa có thể tạo trend để trở nên viral một cách tự nhiên.
Ví dụ:
- “Bóc phốt khách hàng… quá dễ thương”.
- “Review thật lòng trend XYZ: 1 sao cho hype, 5 sao cho vibe!”.
5. Video reaction hoặc thử thách
Content dạng reaction (phản ứng) hay challenge (thử thách) luôn có khả năng viral mạnh mẽ. Có sự pha trộn giữa yếu tố hài hước, cảm xúc thật và xu hướng thịnh hành.
Reaction Mv, ca khúc, trailer mới luôn thu hút sự chú ý của các bạn trẻ (chiếm số đông trong sử dụng mạng internet). Hoặc thực hiện những thử thách đơn giản như: thử nghiệm món ăn lạ, tham gia trend dance quốc tế,…
Video, hình ảnh cần dễ lan truyền rộng và dễ lưu lại rõ nét. Kết hợp âm thanh, hiệu ứng giúp video trở nên sống động, dễ lan truyền.
Ví dụ:
- Reaction MV “Hãy trao cho anh” của Sơn Tùng
- Thử thách giao tiếp với người nước ngoài ở Hồ Gươm
6. Chia sẻ kiến thức ngắn gọn, hữu ích

Những tips nhỏ, mẹo nhanh trong cuộc sống mang tính lan truyền rộng và dễ dàng lưu lại. Những mẹo vặt này tuy nhỏ nhưng có thể nó khá cần thiết cho bạn trong một số tình huống.
Ngoài ra, việc chia sẻ kiến thức mà bạn đã học được, đã đúc kết được trong cuộc sống cũng là một dạng content dễ viral. Đó có thể là công thức nấu một món ăn, cách chăm sóc thú cưng luôn khỏe mạnh, cách chơi một loại nhạc cụ,…
Ví dụ:
- Mẹo buộc dây giày chỉ trong 2 thao tác
- Cách làm chè khúc bạch vải
7. Kể chuyện qua hình ảnh (photo story)
Thay vì làm những video hay caption dài, bạn có thể sử dụng 3 đến 5 hình ảnh để kể một câu chuyện. Dạng này phổ biến và rất hiệu quả trên Facebook, Instagram hoặc Story.
Nội dung có thể chỉ đơn giản là kể một câu chuyện hoặc dạng truyền động lực, cảm hứng. Thuận tiện cho bạn khi đang làm một việc gì đó mà vẫn có thể nghe được âm thanh.
Ví dụ:
- Quá trình makeup từ A đến Z
- Kể chuyện “Một ngày đi tình nguyện”
8. Confession hoặc câu hỏi mở
Đặt câu hỏi dạng “confession” hoặc “chia sẻ thật lòng” sẽ khơi gợi người xem để lại bình luận. Dạng content này khuyến khích người xem thỏa sức chia sẻ những câu chuyện, những trải nghiệm hoặc quan điểm của mình.
Tăng lượng bình luận, giúp content dễ lên top tương tác. Và đừng quên trả lời bình luận để tăng reach nhé!
- “Có bao giờ bạn cảm thấy cuộc sống này vô nghĩa chưa. Kể tôi nghe!”
- “Nếu được gửi lời đến cho bạn của 10 năm sau, bạn sẽ nói gì?”
9. Video hậu trường (Behind the scenes)
Người xem cũng hay thắc mắc là đằng sau những video viral ấy là những gì? Vậy nên, cần một dạng content chia sẻ lại cách bạn làm việc, sản xuất, vận hành,… để có được một video như thế.
Đây cũng là một dạng content mang tính gần gũi, dễ tạo thiện cảm – chia sẻ những gì đằng sau ánh hào quang. Giúp tăng sự tin tưởng, giữ chân và tạo được sự chia sẻ mạnh mẽ.
Ví dụ:
- Chuẩn bị cho một buổi livestream
- Một ngày đi học của bạn
- Hậu trường ảnh cưới
10. Nội dung gây tranh cãi có kiểm soát
Một chút tranh luận luôn thu hút sự chú ý. Đưa ra quan điểm gây tranh luận (có kiểm soát) và nhận lại những bình luận xôn xao về vấn đề đó.
Mỗi người sẽ có quan điểm khác nhau. Có người đồng tình, có người không. Họ sẽ đưa ra quan điểm dựa trên trải nghiệm cá nhân hoặc sự nghiên cứu về vấn đề đó.
Ví dụ:
- “Liệu học đại học có là một sự lựa chọn đúng đắn”
- “Nên nghỉ việc nếu đồng nghiệp không hòa đồng với bạn – bạn thấy sao”
11. “Sự thật thú vị” – Fun fact

Ngành nghề hay công việc nào cũng có những góc khuất mà không phải ai cũng biết. Chỉ những người trong cuộc mới là người nắm rõ nhất. Những người ngoài cuộc sẽ có những tò mò. Và bạn là người bật mí những sự thật thú vị ấy.
Bằng cách đưa ra sự thật ngắn gọn, bất ngờ về lĩnh vực bạn đang làm, người xem có thể thôt lên “ồ” vì không nghĩ rằng nó sẽ thế. Từ việc này, họ chia sẻ cho những người bạn xung quanh mình. Dần dần độ lan truyền rộng và kết quả là content của bạn đã viral.
Ví dụ:
- “Ngáp là hành vi có tính lây lan – Nghe thấy hoặc nhìn thấy người khác ngáp cũng có thể khiến bạn ngáp theo”
- “Mona Lisa không có lông mày. Thời đó, việc cạo sạch lông mày được coi là thời trang”
Lời kết
Tạo content viral không phải là một cuộc chơi may rủi – đó là sự kết hợp giữa chiến lược, sáng tạo và hiểu rõ hành vi người dùng. 11 ý tưởng trên chính là vũ khí giúp bạn bứt phá tương tác, tăng độ phủ và để lại dấu ấn riêng trên mạng xã hội.
Đừng chờ nội dung hoàn hảo, hãy bắt đầu hành động!
Chọn ngay 1 ý tưởng bạn thấy phù hợp nhất và triển khai nó trong bài đăng tiếp theo. Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy chia sẻ để lan tỏa cảm hứng và theo dõi fanpage/blog để không bỏ lỡ những ý tưởng content tiếp theo!